Thang máy gia đình đã và đang là thiết bị mang lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, thang máy hoạt động được trơn tru thì trước khi lắp đặt, bạn cần thiết kế cầu thang gia đình sao cho phù hợp. Vậy khi thiết kế cầu thang máy gia đình cần lưu ý những gì? Cùng BTD Vina khám phá trong bài viết ngắn dưới đây.
Thông số kỹ thuật khi thiết kế cầu thang máy gia đình bạn cần biết
Trong bản thông số kỹ thuật được đính kèm trong hợp đồng thang máy, đã bao gồm các thông số kích thước như:
- Kích thước hố thang máy.
- Kích thước cửa thang.
- Chiều sâu của hố pit.
- Chiều cao OH (Overhead).
- Độ cao phòng máy đối với loại thang máy có phòng máy.
Lưu ý:
Các thông số kích thước thang máy thường dùng là kích thước thông thủy. Tức là chưa tính phần tường bao xung quanh. Phần bao xung quanh hố thang được làm bằng nhiều phương thức khác nhau. Và mỗi phương thức sẽ có kích thước riêng.
Ví dụ:
- Đổ bê tông toàn bộ.
- Đổ cột bê tông tường gạch.
- Dựng khung thép.
Xem thêm: 6 Nguyên nhân khiến Thang Máy Gia Đình Bị Kẹt, Cách khắc phục
4 Lưu Ý Quan Trọng Trong Thiết kế Cầu Thang Máy Gia Đình
Bên cạnh việc tìm hiểu về các thông số kỹ thuật, thì bạn cần lưu ý một số yếu tố sau khi thiết kế cầu thang máy gia đình.
Kiểm tra diện tích thực tế công trình – Lưu ý đầu tiên bạn cần biết trong thiết kế cầu thang máy gia đình
Trước khi tiến hành lắp đặt thang máy, bên cạnh bản vẽ, thiết kế thì bạn cần lưu ý đến diện tích thực tế khung đất. Để xây dựng hố thang sao cho phù hợp. Trực tiếp kiểm tra diện tích thực tế tại công trình sẽ giúp bạn có được bản thiết kế phù hợp với mức tải trọng của thang. Tùy thuộc vào kích thước của hố thang sẽ lắp đặt thang máy gia đình có tải trọng như thế nào là phù hợp nhất.
Cần lưu tâm đến chiều cao của ngôi nhà
Khi thiết kế cầu thang máy gia đình một trong những điều bạn cần lưu ý nữa chính là chiều cao của ngôi nhà. Nếu tòa nhà bạn quá cao thì bạn nên thiết kế giếng thang rộng hơn một chút. Chiều cao OH và độ sâu của hố pít quyết định đến độ êm ái của thang máy khi vận hành.
Nhằm tránh trường hợp thang máy dừng gấp trong khi đang hoạt động, gây sốc cho csi sử dụng. Khi thiết kế cầu thang máy bạn cần lưu ý đến hố pít để đảm bảo việc vận hành của thang máy luôn được ổn định và êm ái.
Xem thêm: 4 Lý do nên lắp Thang Máy Gia Đình Lồng Kính ngay hôm nay
Độ cao của thang máy gia đình
Chiều cao của thang máy cũng là một trong nhưng lưu ý quan trọng bạn cần biết, trong thiết kế thang máy gia đình. Trong trường hợp chiều cao của phòng máy không đủ, cũng đồng nghĩa với việc góc ôm của Puly và cáp. Theo đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của Puly, dây cáp và chất lượng vận hành của thang máy.
Cách bố trí phòng máy – Là yếu tố tiếp theo trong thiết kế cầu thang máy gia đình
Đây là lưu ý thứ tư trong thiết kế thang máy gia đình mà bạn cần quan tâm đến. Việc bố trí phòng máy – nơi đặt các thiết bị quan trọng của thang máy như: Máy kéo, tủ điện… Vì thế bạn cần đảm bảo nó luôn ở trong trạng thái khô ráo. Đồng thời, tránh được cả thời tiết mưa bão.
Tuyệt đối không được xây dựng phòng máy ở gần bể nước. Nhằm tránh xảy ra hậu quả của việc rò rỉ nước gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành thang máy. Ngoài ra, các thiết bị như: Cửa thông gió, lắp quạt thông gió nên để trong phòng máy. Để tạo sự thoáng mát trong phòng. Không nên bố trí thang máy gần cục nóng của điều hòa. Bởi khí nóng thải ra sẽ làm tăng nhiệt độ phòng máy. Nếu có điều kiện, bạn nên lắp điều hòa cho phòng máy để thang máy được hoạt động trong tình trạng thái tốt nhất.
Bề mặt của sàn phòng máy
Thông thường, trên bề mặt của sàn phòng máy đã được bố trí các lỗ kỹ thuật, với kích thước. Được đặt ở các vị trí khác nhau tương ứng với mỗi loại thang máy khác nhau, tương ứng với kích thước của sàn.
Một số lưu ý khác
Ngoài các yếu tố trên, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề khác trong thiết kế, lắp đặt thang máy gia đình. Điển hình như:
- Kết cấu bao che của phòng máy cần đảm bảo được cách nhiệt tốt.
- Trong phòng máy cần lắp đặt quạt thông gió, chống ẩm, chống bụi. Từ đó bảo vệ tốt nhất cho các thiết bị quan trọng của thang máy gia đình.
- Bên cạnh đó, không nên bố trí trực tiếp bể nước lên trên buồng phòng máy. Cũng như không cho các đường ống nước, cấp nhiệt đi qua buồng thang máy.
Đối với thang máy gia đình nhập khẩu khi thiết kế cần lưu ý gì?
Bạn đang có ý định lắp đặt thang máy gia đình nhập khẩu thì việc thiết kế thang máy bạn cần lưu ý đến: Kích thước của hố thang phải lớn hơn hoặc bằng kích thước mà hãng yêu cầu.
Tại sao lại như vậy? Vì cabin của thang máy nhập khẩu được sản xuất đồng bộ. Nên bạn không thể thay thế kích thước của cabin. Nếu trong quá trình thiết kế và xây dựng hố thang nhỏ hơn kích thước tiêu chuẩn thì sẽ không thể lắp đặt được.
Ví dụ: Thang máy gia đình Mitsubishi nhập khẩu nguyên chiếc. Nhà sản xuất yêu cầu kích thước lọt lòng của hố thang là 1350mm x 1350mm. Theo đó, bạn cần làm hố thang bằng hoặc lớn hơn kích thước đó thì mới có thể lắp đặt được.
Lời Kết
Nhu cầu thiết kế thang máy gia đình hiện nay đang có xu hướng tăng vọt nhanh chóng. Đối với những gia đình có lối kiến trúc kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ chắc hẳn rất trăn trở mình nên thiết kế thang bộ như thế nào? Nên đặt thang máy giữa thang bộ ra sao?
Thì bài viết trên đây đã đề xuất cho bạn phương án đặt thang bộ xung quanh thang máy. Hay nói dễ hiểu hơn đó là thiết kế thang bộ ôm thang máy. Cách thức này nghe tên thì lạ nhưng thực chất, nó đã và đang được ứng dụng trong rất nhiều mô hình nhà ở có diện tích, kiểu kiến trúc khác nhau. Ngay cả thiết kế nhà 5x15m có thang máy là diện tích nhà phổ biến nhất ở thành thị cũng ứng dụng được phương án đặt thang máy như vậy thành công.
Đối với những kiểu thiết kế thang máy 5 tầng, hay thậm chí số tần nhiều hơn hoặc ít hơn đi chăng nữa cũng đều có thể áp dụng cách thiết kế ôm thang máy mà chúng tôi vừa nêu ở trên đây. Tuy nhiên bạn cần chú ý đến những lưu ý để đảm bảo tính an toàn cũng như hợp phong thủy cho gia chủ nhé.
Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn xin mời liên hệ ngay cho BTD Vina để đội ngũ kiến trúc sư của chúng tôi sẽ thiết kế kiểu đặt thang máy phù hợp nhất với không gian nhà ở của bạn nhé.
Bạn thấy đấy, thiết kế cầu thang máy gia đình là khâu vô cùng quan trọng. Bởi nếu kích thước không phù hợp thì thang máy gia đình sẽ gây khó khăn trong việc lắp đặt. Gây ảnh hưởng đến hoạt động của thang máy. Do đó, thiết kế cầu thang máy cần chú trọng hơn về kích thước của thang. Kích thước xây dựng hố thang và buồng thang cần phải thích hợp.
Nếu bạn cần nhiều tư vấn chi tiết hơn cho công trình nhà mình. Hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 0964 292 688. Hoặc vui lòng truy cập vào website https://thangmaybtdvina.com. Để được kỹ sư thang máy BTD Vina giải đáp chi tiết, nhanh chóng nhất. Trân trọng!
- Mã lỗi E 32 thang máy là một trong lỗi của bảng mã lỗi thang máy do nhà sản xuất...1081
- Thang máy Schindler nói riêng và thang máy nói chung được cấu tạo bởi gần 300 linh kiện, thiết bị...1003
- Thang máy hiện chữ F nghĩa là thiết bị của bạn đang gặp phải sự cố ở bộ phận nào...946
- Thang máy bị treo là sự cố thiết bị phần điều khiển của thang. Hậu quả của lỗi này làm...911
- Khi sử dụng thang máy bạn bỗng thấy thang ngừng hoạt động. Cùng lúc, bạn thấy trên màn hình hiển...908
- Lỗi phần điện tử thang máy Fuji thường xảy ra ở hệ điều khiển lập trình PLC và biến tần...904
- Thang máy hiện chữ H và kèm số, có thể thiết bị của bạn đang gặp lỗi về biến tần...869
- Thang máy Mitsubishi cũng như các dòng thang máy khác nói chung đều có mã lỗi để thông báo, cảnh...850
- Thang máy KONE là thương hiệu thang máy cao cấp đến từ Thụy Điển. Mặc dù là sản phẩm của...844
- Thang máy tải khách là một trong những thiết bị máy móc. Do đó, trong quá trình sử dụng không...831